Viện trưởng Viện võ học Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Đình Phong, đồng thời là tác giả cuốn Lịch sử võ học Việt Nam, đưa ra cái nhìn tổng thể và thực trạng đáng báo động của võ học dân tộc hiện nay.

 

Người đàn ông đã gắn bó gần cả đời với Ngành Văn hóa, Thể thao nay đã về hưu và dành hết tâm huyết, tự bỏ tiền bạc, chịu đựng gian khó âm thầm đi khắp nơi nghiên cứu, sưu tầm, đúc kết võ học Việt Nam. Ông nói: "Tôi thấy trong thời gian gần đây, võ dân tộc nhanh chóng bị lai tạp, biến dạng và hòa tan theo các dòng võ ngoại đã và đang tràn ngập vào nước ta làm cho võ Việt ngày càng teo tóp, có nguy cơ đứt gốc ngay trên chính nơi sản sinh ra môn võ này”.

Tiến sĩ Phạm Đình Phong còn cho rằng nếu không được khẩn trương cứu cấp, chắc chắn trong thời gian không xa, võ của tổ tiên sẽ biến tấu thành môn võ xa lạ hoặc loại võ tổng hợp mất hết “thần hồn lẫn hình sắc” mà ngay cả người đời nay cũng không còn biết đó là võ gì, chứ đừng nói đến các thế hệ mai sau. 

"Nếu điều đó xảy ra, đây sẽ là tội lớn với tổ tiên, dân tộc đã đổ biết bao tâm sức, trí tuệ và cả xương máu tạo lập, bồi đắp qua mấy ngàn năm lịch sử, góp phần quan trọng đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ giang sơn, đất nước trước đây, và còn vô trách nhiệm với con cháu mai sau nữa", ông Phong trăn trở. 

Có những nghịch lý đã tồn tại khá lâu trong võ cổ truyền Việt Nam, nhưng không được điều chỉnh: Cụ thể như ngành chức năng lại cấm võ dân tộc không được sử dụng “bộ chỏ” và “bộ gối” để thi đấu tại các giải trong nước (đó là 2 bộ pháp cực kỳ cao diệu, độc đáo, tạo nên sức mạnh của võ VN). Trong khi đó, lại cho phép môn Muay Thái được thoải mái thi đấu cả bộ chỏ lẫn bộ gối, thậm chí được đánh cả phần đầu cực kỳ nguy hiểm vào đối phương.

 

 

Võ cổ truyền Việt Nam và nghịch lý 'chết dần' trên sân nhà - ảnh 1

 

Muay Thái, một trong những môn võ ngoại du nhập vào Việt Nam.

Điều này làm khá nhiều võ sĩ có thành tích cao, môn sinh năng khiếu và lớp trẻ yêu võ Việt sang học Muay Thái. Thậm chí một số võ sư, HLV võ dân tộc cũng chuyển sang tập huấn và dạy Muay Thái. 

Theo ông Phong, họ không phải không yêu kính võ của ông cha mình, mà vì họ rất mong muốn được truyền dạy những tinh hoa của dân tộc, nhưng bị cấm đoán quá lâu nên khi thấy võ Muay Thái du nhập được cho phép đánh bộ chỏ, bộ gối tương tự như võ Việt trước đây, buộc lòng phải làm vậy (thực tế trong những năm gần đây làm cho võ dân tộc bị “chảy máu chất xám” rất lớn).

Mặt khác, võ của dân tộc không được quan tâm đưa vào truyền dạy trong trường học, trong khi đó lại “ưu ái” đưa một số môn võ nước ngoài vào giảng dạy từ nhiều năm qua. 

Điều rất lạ lẫm là một số môn võ ngoại thì được cấp kinh phí, chế độ ăn tập, thi đấu quanh năm, còn võ của dân tộc thì gần như không có chế độ đãi ngộ gì cả. Và mãi đến nay võ dân tộc vẫn chưa được ngành chức năng quan tâm lập hồ sơ, công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia như rất nhiều lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật khác…

 

 

Võ cổ truyền Việt Nam và nghịch lý 'chết dần' trên sân nhà - ảnh 2

 

Tiến sĩ Phạm Đình Phong cảnh báo võ cổ truyền Việt Nam có nguy cơ "chết dần" ngay chính "ao nhà"

Theo nhiều năm chuyên tâm nghiên cứu của ông Phạm Đình Phong, nền Võ học Việt Nam luôn song hành cùng nền văn học góp phần tạo nên lịch sử Văn hóa thiêng liêng của đất nước và không thua kém bất kỳ nền võ học nào trên thế giới. Nhưng hiện tại thì thua sút rất nhiều môn võ ngoại nhập ngay chính trên “lãnh địa” của mình. 

Trong khi đó ở các nước họ rất chọn lọc, hạn chế cho nhập võ ngoại, nhất là các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... có nền Võ học lâu đời như Việt Nam. Họ bảo trợ, nâng cao vị thế môn võ dân tộc, tạo nên sức mạnh và niềm tự hào dân tộc rất lớn.

Võ sư Phạm Đình Phong là "cha đẻ" cuốn "Lịch sử Võ học Việt Nam", đứa con được thai nghén sau quá trình suốt 12 năm nghiên cứu, sưu tầm và đúc kết. Một năm sau khi cuốn sách ra đời vào năm 2012 cũng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục “Người viết sách lịch sử Võ học Việt Nam đầu tiên” đồng thời được Đại học Kỷ Lục thế giới vinh danh là “Công trình Văn hóa, Võ học có giá trị, đóng góp vào kho tàng Văn hóa, Võ học thế giới".

Nhưng để có được thành công như hôm nay, đó toàn nhờ sự tự thân vận động của Viện trưởng Phạm Đình Phong. Ông nói: "Tôi không nhận được bất kỳ đồng nào hỗ trợ từ Liên đoàn trong hai đề án 

Theo TPO